Lich Wc

[ad_1]Tại Berlin ngày 24/9, Assefa về nhất nữ với thời gian 2 giờ 11 phút 53 giây. Thông số này đồng báo tuổi trẻ

【báo tuổi trẻ】hb88 bongda vnTranh cãi về 'siêu giày' trong chạy bộ

[ad_1]

Tại Berlin ngày 24/9,ãivềsiêugiàytrongchạybộbáo tuổi trẻ Assefa về nhất nữ với thời gian 2 giờ 11 phút 53 giây. Thông số này đồng nghĩa với việc cô lập kỷ lục thế giới mới, và là VĐV nữ đầu tiên chạy marathon sub2:12 (dưới 2 giờ 12 phút). Thành tích mới nhất của chân chạy Ethiopia cũng tốt hơn đáng kể so với hai kỷ lục thế giới trước đó, lần lượt là 2 giờ 14 phút 4 giây của VĐV Kenya Brigid Kosgei tại Chicago Marathon 2019, và 2 giờ 15 phút 25 giây của VĐV Anh Paula Radcliffe tại London Marathon 2003.

Assefa về nhất, lập kỷ lục thế giới marathon nữ, tại Berlin Marathon ngày 24/9. Ảnh: Reuters

Assefa về nhất, lập kỷ lục thế giới marathon nữ, tại Berlin Marathon ngày 24/9. Ảnh: Reuters

Kể từ 2020, mọi kỷ lục thế giới lớn từ cự ly 5,000m đến marathon đều bị xô đổ bởi các VĐV sử dụng "siêu giày" - loại giày nhẹ, kết hợp giữa phần đế cứng chắc với đế giữa bằng xốp có độ đàn hồi. Đôi Adizero Adios Pro Evo 1 mà Assefa chạy tại Berlin Marathon ngày 24/9 vừa qua là một siêu giày như thế. Cũng tại giải major ở Berlin năm ngoái, Eliud Kipchoge tự phá sâu kỷ lục của chính anh với 2 giờ 1 phút 9 giây, nhanh hơn kỷ lục cũ 30 giây, bằng một siêu giày khác mới ra mắt lúc đó - Air Zoom Alphafly Next% 2.

Tim Hutchings, VĐV Anh từng vào chung kết Olympic và đoạt huy chương thế giới, châu Âu và Commonwealth Games vào những năm 1980, thừa nhận các runner ngày nay hưởng lợi từ sự tiến bộ của công nghệ sản xuất giày. Nhưng theo cựu chân chạy 64 tuổi này, thế hệ VĐV chạy bộ hiện tại không sẽ không biết chính xác họ thực sự giỏi đến mức nào vì được hỗ trợ quá nhiều từ những đôi siêu giày có giá từ 300 đến 400 bảng (tương đương từ 366 đến 488 USD).

Hutchings nói thêm: "Dù hỗ trợ tốt cho các VĐV, công nghệ giày đáng lẽ phải được quản lý tốt hơn và một ‘kỷ nguyên mới’ được chính thức công nhận. Sẽ ổn thôi nếu những đôi giày gần đây của nhiều thương hiệu khác nhau có giá từ 150 đến 200 bảng. Nhiều VĐV sẽ bỏ ra số tiền như vậy. Nhưng khi những đôi giày có giá 300, 400 bảng thì rõ ràng mọi thứ đang trở nên lố bịch".

Mara Yamauchi, người tụt từ vị trí VĐV marathon nữ nhanh thứ hai xuống nhanh thứ tư trong lịch sử của Anh kể từ năm ngoái, cảm thấy khó hiểu với việc Assefa có thể phá sâu kỷ lục thế giới hơn ba phút. "Đó là nhờ tác động của giày, hay là khả năng của Assefa, chúng ta thực sự không biết", cựu VĐV 50 tuổi bày tỏ. "Theo tôi hiểu, một số người rất hợp với những đôi giày như vậy, những người khác hưởng lợi ít hơn, còn một số người thì không hợp".

Yamauchi nhấn mạnh việc một VĐV nữ chạy marathon với thời gian 2 giờ 11 phút là "trò hề", đặc biệt khi không ai có thể sánh được với kỷ lục của Radcliffe trong 16 năm qua. "Nó không bền vững và với tôi những kỷ lục thế giới giờ đây đều vô nghĩa", bà nói tiếp. "Nhưng tôi nghĩ điều này khá dễ đoán và Liên đoàn điền kinh Thế giới - World Athletics - có lẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc làm theo những gì nhà sản xuất mong muốn. Bạn đang so sánh táo với lê với những kỷ lục thế giới trước đây".

Oli Blake, cựu triathlete người Anh, thì cho rằng cần chú ý đến cách giày Adidas mới được thiết kế chỉ để sử dụng tối ưu trong một cuộc đua cự ly marathon. "Bạn có sẵn lòng chi 400 bảng cho một đôi giày, ngoài phí tham gia giải, và cố tình tham gia vào nền văn hóa vứt bỏ hay không?", anh bày tỏ.

Assefa về nhất, lập kỷ lục thế giới ở Berlin Marathon 2023
 
 

Màn rút đích của Assefa tại Berlin Marathon 2023 ngày 24/9.

Khi được báo Anh Telegraph hỏi về điều này, đại diện Adidas nói rằng Adizero Adios Pro Evo 1 được thiết kế cho tốc độ, độ bền và được thiết kế để hỗ trợ tối đa cho các VĐV ở trọng lượng thấp nhất có thể. Nhưng cũng theo vị đại diện này, đôi "siêu giày" mới được tối ưu hóa không chỉ cho một cuộc đua marathon, mà còn bao gồm cả các buổi tập luyện tương ứng.

Kỷ nguyên "siêu giày" bắt đầu khi nào? Từ 2016, các nhà khoa học thử nghiệm nguyên mẫu giày đường trường mới của Nike báo cáo rằng mức tiết kiệm năng lượng là 4%, và các VĐV sử dụng giày của Nike đã dễ dàng gặt hái toàn bộ huy chương tại Olympic Rio. Trong đó, nhà vô địch Eliud Kipchoge đã trở thành biểu tượng cho sự ra mắt các cải tiến Vaporfly và Alphafly của Nike - những đôi giày đã thay đổi khoảng cách chạy. Với đôi giày của Nike, chân chạy Kenya đã phá hai kỷ lục thế giới vào các năm 2018, 2022, và trở thành người đầu tiên chạy marathon sub2 năm 2019.

Năm 2019, các chân chạy của Nike đã chiếm gần 90% vị trí trên podium tại sáu giải chạy lớn nhất hành tinh - World Marathon Majors (WMM), gồm Berlin, New York, Boston, Chicago, London và Tokyo. Nhiều VĐV được nhãn hàng khác tài trợ thậm chí đôi khi còn phải đi giày Nike dự giải, nhưng phải che nhãn.

Từ thành công của Nike, các nhà sản xuất giày khác đều mời các nhà khoa học tham gia nghiên cứu, để rồi đều có một "siêu giày" có thể so sánh với Vaporfly hoặc Alphafly của Nike. Nhờ đó, các VĐV của Adidas đã cán đích trong top 4 ở nội dung nam Boston Marathon hồi đầu năm, trước khi Assefa lập kỷ lục thế giới nữ ở Berlin ngày 24/9.

"Siêu giày" hoạt động như thế nào? Điểm nổi bật của "siêu giày" là một tấm hoặc thanh cứng được gắn bên trong lớp đế giữa, thường được làm từ một loại carbon nào đó để giúp giữ hình dạng của giày. Hình dạng đế giữa cong cũng được thiết kế để đẩy runner về phía trước, và tất cả nhà sản xuất đều sử dụng bọt năng lượng cao nhẹ nhưng đàn hồi, kết hợp với tấm hoặc thanh cứng, có thể thúc đẩy hiệu suất thi đấu.

Những runner từng đi "siêu giày" cho biết nếu cảm giác đàn hồi càng nhiều, họ sẽ càng có lợi khi chạy quãng đường xa hơn. Các chuyên gia đã ước tính những "siêu giày" này giúp các elite chạy marathon nhanh hơn bốn phút, dù thông số thay đổi tùy theo phong cách chạy của từng người. Những lợi ích này vẫn còn đáng kể nhưng bị giảm đi trên đường trong sân điền kinh (cho các cự ly 5.000m, 10.000m) với những đôi giày có gai, được giới hạn ở độ dày phần gót là 25 mm. Còn với chạy đường trường, giới hạn này lên tới 40mm.

Kipchoge chinh phục thành công thử thách chạy marathon sub2 tại Vienna, Áo năm 2019 bằng đôi siêu giày Nike Vaporfly. Ảnh: INEOS

Kipchoge chinh phục thành công thử thách chạy marathon sub2 tại Vienna, Áo năm 2019 bằng đôi siêu giày Nike Vaporfly. Ảnh: INEOS

Tác động của "siêu giày . Sự xuất hiện của "siêu giày" có tương quan với việc viết lại toàn bộ kỷ lục điền kinh từ cự ly 5.000m trở lên. Theo Chris Thompson - runner Anh giành HC bạc 10,000m châu Âu năm 2010 và hai lần dự Olympic, "siêu giày" không chỉ giúp cải thiện thành tích mà còn giúp runner thay đổi cách tập luyện, chuẩn bị trước giải.

Thompson hiện 42 tuổi, nhưng vẫn cán đích trong top 10 London Marathon hồi tháng 4. Theo ông, các VĐV phục hồi sau các buổi tập luyện căng thẳng nhanh hơn với "siêu giày", đồng nghĩa với việc họ cũng có thể tập nặng hơn.

Trong giai đoạn 2016-2021, thường chỉ có các VĐV elite mới được sử dụng những đôi "siêu giày". Nhưng giờ đây loại giày này đã được phổ biến rộng rãi cho người hâm mộ, với mức giá từ 160 đến 280 bảng. Nhờ đó, các VĐV nghiệp dư cũng cải thiện thành tích. Do đó, bất chấp cái giá không hề rẻ, những "siêu giày" giờ trở nên phổ biến trong mọi loại sự kiện chạy bộ từ địa phương đến các giải hàng đầu.

Nhưng thiết kế gọn nhẹ của các "siêu giày" này đồng nghĩa với việc độ bền, tuổi thọ sử dụng của chúng giảm đi. Điều này đặt ra bài toán kinh tế cho các VĐV khi họ phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn mua "siêu giày" được thiết kế để sử dụng tối ưu chỉ trong một cuộc đua marathon.

Cuộc chạy đua công nghệ trong thể thao. Như ở nhiều môn thể thao khác, sự can thiệp của công nghệ vào khâu sản xuất giày chạy làm dấy lên những tranh cãi về đạo đức. Môn bơi từng cấm VĐV sử dụng những bộ trang phục liền mảnh siêu khí động học sau khi một loạt kỷ lục thế giới bị xô đổ. Nhưng sau khi cho phép phát huy tối đa công nghệ, môn xe đạp đã chứng kiến nhiều kỷ lục vĩ đại trước đây bị vượt qua.

Nhưng World Athletics hiện chỉ đưa ra các hướng dẫn nhằm hạn chế, thay vì cản trở các nhà sản xuất tiếp tục cải tiến công nghệ. Và đôi "siêu giày" Assefa sử dụng khi lập kỷ lục tại Berlin - chỉ nặng 138 gram - là kết quả từ những cải tiến không ngừng đó.

Tất cả nhà sản xuất giày hiện tại đều tuyển dụng đội ngũ hùng hậu các kỹ sư và nhà khoa học hàng đầu. Và "cuộc đua vũ trang" này đang rất khốc liệt, thậm chí trở thành một ngành công nghiệp trị giá nhiều triệu USD với nhiều bí mật công nghệ. Nike đang làm nỗ lực cải tiến tại Trung tâm Sáng tạo LeBron James ở Oregon, Mỹ, nơi có 400 camera, đường đua sức bền và đường chạy nước rút cùng các chuyên gia từ nhà nghiên cứu cơ sinh học đến chuyên gia robot. Adidas cũng làm tương tự tại trung tâm "Thế giới Thể thao" của họ ở Herzogenaurach, Đức.

Theo Tiến sĩ Thomas Allen, nhà khoa học từng làm việc cho Adidas và giờ là giảng viên tại Khoa Thể thao Đại học Manchester Metropolitan, trong kỷ nguyên đổi mới liên tục công nghệ sản xuất giày hiện tại, sẽ sớm có một VĐV sử dụng "siêu giày" để đạt sub2 trong một giải đua marathon chính thức. "Nếu không thay đổi về luật lệ, cuộc đua sản xuất "siêu giày" giữa Nike, Adidas hay các nhà sản xuất khác sẽ còn tiếp diễn", Tiến sĩ Allen nói.

Hồng Duy (theo Telegraph)


Tại Berlin ngày 24/9, Assefa đã lập kỷ lục thế giới marathon nữ với thời gian 2 giờ 11 phút 53 giây, trở thành VĐV nữ đầu tiên chạy marathon dưới 2 giờ 12 phút. Thành tích này vượt xa hai kỷ lục trước đó của Brigid Kosgei và Paula Radcliffe. Việc các VĐV sử dụng "siêu giày" như Adidas Adizero Adios Pro Evo 1 cũng đã góp phần cải thiện kỷ lục. Tuy nhiên, sự xuất hiện của "siêu giày" cũng gây tranh cãi về công bằng và đạo đức trong thể thao. Các nhà sản xuất giày đều đang cạnh tranh để cải tiến công nghệ sản xuất giày chạy.
Source link 2023-09-30 13:33:52

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap